spot_img
Thứ Hai, 29/04/2024, 17:32

Có phải chăng đã đến lúc mạnh tay dẹp bỏ Huấn luyện viên sức khỏe tự xưng ?

Hiện nay, mạng xã hội lan truyền nghề Huấn luyện viên sức khỏe (dinh dưỡng, cá nhân,…) đủ các thể loại. Và nổi lềnh bềnh trên thị trường lao động nổi lên nghề gọi là huấn luyện viên sức khỏe (health coach) – Chăm sóc khách hàng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, nhằm đạt những mục tiêu như sức khỏe … từ đó cải thiện sức khỏe, hạn chế các bệnh chuyển hóa không lây.

(Huấn luyện viên sức khỏe tự phong – Nguồn ảnh Intenet)

Bạn Văn Quốc, 22 tuổi, ở Nghệ An, từng là huấn luyện viên sức khỏe trong vòng hai năm, sau đó bỏ việc. Trước khi bước vào nghề, Văn Quốc làm trong lĩnh vực xây dựng, và sau khi đi học vài lớp dinh dưỡng, khai vấn, của các Lãnh đạo đi trước Văn Quốc như hóa rồng, hóa phượng, trở thành “Huấn luyện viên sức khỏe” cho dù không được đào tạo qua trường lớp hay thực tế về dinh dưỡng, y học, sức khỏe. Thấy tự phong không ổn Văn Quốc đã quay lại nghề xây dựng.

Để hành nghề “cao quý”, Văn Quốc được một số người hành nghề huấn luyện viên sức khỏe đi trước dạy các kiến thức về dinh dưỡng kèm theo tác dụng của thực phẩm chức năng, bổ sung các nhãn hiệu trong nước và quốc tế. Nhiều lúc gặp khách hàng có nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười……đặc biệt gặp các câu hỏi như: Em học ở Trường nào ?. Cái này có phải là Thuốc không Em ?. Em học lâu chưa ?. Chắc chắn chương trình này có hiệu quả không Em ?……..Và mười vạn câu hỏi vì sao của những người quan tâm sức khỏe.

Trong quá trình đào tạo Văn Quốc được học “Chủ yếu là cách thức giảm cân, trình tự ăn uống sao cho khoa học. Ngoài ra là một số công thức tính calo, mỡ, nước… đơn giản và Quảng cáo sao cho thật vi diệu, thần thánh. Chủ yếu chúng tôi sẽ học thuộc các kiến thức này và tư vấn cho từng trường hợp cụ thể”, Văn Quốc nói.

Lớp học với Văn Quốc có rất nhiều người, đến từ nhiều ngành/ nghề khác nhau như bán gạo, tiểu thương bán cá, sinh viên, bán hàng tạp hóa, cán bộ về hưu, người dọn dẹp, cô chú lao công… Các học viên tốt nghiệp không có bằng cấp hoặc chứng nhận nào, tiếp tục truyền kiến thức dinh dưỡng đồng thời bán sản phẩm thu tiền, lấy danh phong “Huấn luyện viên sức khỏe” làm bình phong để khách hàng tin tưởng mua hàng.

Minh kể còn vui lắm nữa nhé Lòng biết ơn là một đức tính tốt, nhưng được đem ra đánh rất mạnh, các thuật ngữ bạn phải biết ơn Huấn luyện viên sức khỏe đã đưa bạn đến lớp học này, nhìn lại thấy hành trình mình buồn cười quá.

Sau một thời gian làm nghề, Văn Quốc nhận ra tác hại của việc truyền đạt các kiến thức theo kiểu “cóp nhặt” của một số huấn luyện viên sức khỏe. Một số người muốn tăng cân, nhưng lại được chuyên gia hướng dẫn ăn giảm cân, không đạt mục tiêu đề ra. Một số người không uống được nhiều nước (do cơ địa), nhưng bị tư vấn uống 3-4 lít nước một ngày để tối ưu liệu trình giảm béo, khiến bị chóng mặt, buồn nôn, chuột rút phải đi viện. Một số người được tư vấn uống trà, cà phê, sau đó xuất hiện triệu chứng say. Một vài sản phẩm có tác dụng phụ đi ngoài, được giải thích là “cơ thể đang thải độc”.

(Lớp học trực tuyến với các chuyên gia health coach tự xưng. Báo Tri Thức & Cuộc sống)

Chị Thu Minh , 40 tuổi, nhận định nghề nghiệp này đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”. Có nhiều người tâm huyết, đam mê theo đuổi bằng cách tham dự các khóa huấn luyện về khoa học dinh dưỡng, thể thao, trau dồi đọc sách mỗi ngày. Nhưng không ít trường hợp đặt nặng chỉ tiêu doanh số bán thực phẩm bổ sung, chức năng, kiếm hàng tiền mỗi tháng, chạy doanh số, chứ không vì mục tiêu cải thiện hỗ trợ cho khách hàng.

Một Giảng viên cao cấp giảng dạy dinh dưỡng tại Trường Cao Đẳng CN Y Dược Việt Nam cho rằng nên cẩn trọng với các health coach tự xưng. Lý do là những người này không có bằng cấp, chứng chỉ, thời gian học nghề. Đây là tình trạng “xôi, đỗ”….làm loạn trong ngành dinh dưỡng, nó y như làn sóng lợi dụng chăm sóc sắc đẹp để xâm lấn, để tiêm truyền, filer, nâng mũi, nâng ngược…. xảy ra tại các thẩm mỹ viện, spa không phép thời gian vừa qua.

Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), nước này có 55.830 chuyên gia giáo dục sức khỏe, bao gồm cả huấn luyện viên sức khỏe, được tuyển dụng trên toàn quốc tính đến tháng 5/2021. Từ năm 2020 đến năm 2030, BLS báo cáo rằng số lượng việc làm cho các chuyên gia giáo dục sức khỏe sẽ tăng 12,4% – nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình của tất cả các ngành nghề khác trong thời gian này. Để trở thành huấn luyện viên sức khỏe, người dân phải có ít nhất được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên trong các lĩnh vực dinh dưỡng, thể chất, tâm lý, sức khỏe, điều dưỡng, tư vấn…

Tại Việt Nam, theo một chuyên gia y tế không muốn tiết lộ danh tính, nghề/ ngành huấn luyện viên sức khỏe hầu như rất ít nơi đào tạo cấp chứng chỉ nghề sơ cấp/ Trung cấp/ Cao đẳng… “Đây là khoảng trống để mọc lên các huấn luyện viên tự xưng, không có kiến thức cũng như chuyên môn về sinh hóa, dinh dưỡng, sức khỏe, lan truyền các kiến thức y tế tự bịa”,

Chính vì thế những Cơ quan quản lý có nên hành động, để dẹp bỏ tình trạng “tự phong” tự “hành nghề” một các tràn lan trên các môi trường mạng xã hội hay không ?

Câu hỏi này “ người sử dụng” cũng cần có một câu trả lời hợp lý với thực trạng bát nháo hiện nay.

HÃY ĐỂ LẠI Ý KIẾN BÌNH LUẬN CỦA BẠN VỀ CHIA SẺ NÀY NHÉ ?

👍 Thích

🗨️ Bình luận

🎉 Chia sẻ

Bạn có muốn trở thành "chuyên gia", "người chia sẻ thông tin" trên Mạng xã hội gntgtc.vn. Hãy liên hệ với chúng tôi để cùng chia sẻ và lan tỏa. Chi tiết xin liên hệ Hotline: 0931 643 075 hoặc gửi email về địa chỉ: ttvietnammedia@gmail.com

CÙNG CHỦ ĐỀ

QUAN TÂM NHẤT